Ý kiến thăm dò
Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Ngọc Lặc áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 20/08/2019 10:00:00
Là địa phương có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển ngành nông nghiệp, thời gian gần đây huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình dưa vàng Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà lưới của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn ở thôn Minh Hóa, xã Minh Sơn vào lúc nhiều công nhân đang hối hả thu hoạch dưa để xuất bán cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Anh Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc HTX, cho biết: Sau nhiều năm làm cung ứng mía đường cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn anh nhận thấy mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tháng 4-2019, HTX được Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 và hệ thống nước tưới nhỏ giọt. Cùng với đó công ty cũng hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho HTX. Đây là giống dưa vàng ngọt, thơm, giòn có xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên sau hơn 2 tháng, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Vụ dưa này, anh Dũng dự tính thu hoạch 6,5 tấn dưa, với giá bán tại ruộng 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ngoài trồng dưa, HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn còn trồng thêm 1 ha cây ngô ngọt và 5 sào sâm Việt Nam. Dự tính trong năm 2020, HTX sẽ tiếp tục đầu tư trồng thêm 2.000m2 dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới.
Hiện nay, ngoài mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đang được nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu của Công ty TNHH MTV Lam Sơn (xã Lam Sơn); mô hình trồng vải không hạt và bơ Israel trên diện tích gần 30 ha ở Nông trường Sông Âm do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm đầu tư; trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao của Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Minh Tiến, quy mô 4,9 ha, công suất 936.000 con gà/năm; trang trại chăn nuôi gà của Công ty Phú Gia ở xã Lam Sơn rộng 8,2 ha, công suất gần 2 triệu con/năm... Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Ngọc Lặc đã và đang khẳng định được thương hiệu cũng như về giá trị kinh tế so với những loại cây trồng truyền thống trước đây.
Để dần xây dựng thương hiệu hàng nông sản theo hướng công nghệ cao, ngoài các cơ chế khuyến khích của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã và đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp; hỗ trợ cho hoạt động khoa học - công nghệ, vốn cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đồng thời lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật sản xuất các loại nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng chương trình liên kết thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài cho nông sản địa phương.
Khắc Công- Báo Thanh Hóa
Mô hình dưa vàng Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà lưới của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn ở thôn Minh Hóa, xã Minh Sơn vào lúc nhiều công nhân đang hối hả thu hoạch dưa để xuất bán cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Anh Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc HTX, cho biết: Sau nhiều năm làm cung ứng mía đường cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn anh nhận thấy mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tháng 4-2019, HTX được Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 và hệ thống nước tưới nhỏ giọt. Cùng với đó công ty cũng hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho HTX. Đây là giống dưa vàng ngọt, thơm, giòn có xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên sau hơn 2 tháng, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Vụ dưa này, anh Dũng dự tính thu hoạch 6,5 tấn dưa, với giá bán tại ruộng 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ngoài trồng dưa, HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn còn trồng thêm 1 ha cây ngô ngọt và 5 sào sâm Việt Nam. Dự tính trong năm 2020, HTX sẽ tiếp tục đầu tư trồng thêm 2.000m2 dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới.
Hiện nay, ngoài mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đang được nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu của Công ty TNHH MTV Lam Sơn (xã Lam Sơn); mô hình trồng vải không hạt và bơ Israel trên diện tích gần 30 ha ở Nông trường Sông Âm do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm đầu tư; trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao của Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Minh Tiến, quy mô 4,9 ha, công suất 936.000 con gà/năm; trang trại chăn nuôi gà của Công ty Phú Gia ở xã Lam Sơn rộng 8,2 ha, công suất gần 2 triệu con/năm... Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Ngọc Lặc đã và đang khẳng định được thương hiệu cũng như về giá trị kinh tế so với những loại cây trồng truyền thống trước đây.
Để dần xây dựng thương hiệu hàng nông sản theo hướng công nghệ cao, ngoài các cơ chế khuyến khích của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã và đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp; hỗ trợ cho hoạt động khoa học - công nghệ, vốn cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đồng thời lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật sản xuất các loại nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng chương trình liên kết thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài cho nông sản địa phương.
Khắc Công- Báo Thanh Hóa
Là địa phương có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển ngành nông nghiệp, thời gian gần đây huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình dưa vàng Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà lưới của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn ở thôn Minh Hóa, xã Minh Sơn vào lúc nhiều công nhân đang hối hả thu hoạch dưa để xuất bán cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Anh Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc HTX, cho biết: Sau nhiều năm làm cung ứng mía đường cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn anh nhận thấy mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tháng 4-2019, HTX được Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 và hệ thống nước tưới nhỏ giọt. Cùng với đó công ty cũng hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho HTX. Đây là giống dưa vàng ngọt, thơm, giòn có xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên sau hơn 2 tháng, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Vụ dưa này, anh Dũng dự tính thu hoạch 6,5 tấn dưa, với giá bán tại ruộng 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ngoài trồng dưa, HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn còn trồng thêm 1 ha cây ngô ngọt và 5 sào sâm Việt Nam. Dự tính trong năm 2020, HTX sẽ tiếp tục đầu tư trồng thêm 2.000m2 dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới.
Hiện nay, ngoài mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đang được nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu của Công ty TNHH MTV Lam Sơn (xã Lam Sơn); mô hình trồng vải không hạt và bơ Israel trên diện tích gần 30 ha ở Nông trường Sông Âm do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm đầu tư; trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao của Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Minh Tiến, quy mô 4,9 ha, công suất 936.000 con gà/năm; trang trại chăn nuôi gà của Công ty Phú Gia ở xã Lam Sơn rộng 8,2 ha, công suất gần 2 triệu con/năm... Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Ngọc Lặc đã và đang khẳng định được thương hiệu cũng như về giá trị kinh tế so với những loại cây trồng truyền thống trước đây.
Để dần xây dựng thương hiệu hàng nông sản theo hướng công nghệ cao, ngoài các cơ chế khuyến khích của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã và đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp; hỗ trợ cho hoạt động khoa học - công nghệ, vốn cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đồng thời lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật sản xuất các loại nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng chương trình liên kết thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài cho nông sản địa phương.
Khắc Công- Báo Thanh Hóa
Mô hình dưa vàng Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà lưới của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn ở thôn Minh Hóa, xã Minh Sơn vào lúc nhiều công nhân đang hối hả thu hoạch dưa để xuất bán cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Anh Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc HTX, cho biết: Sau nhiều năm làm cung ứng mía đường cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn anh nhận thấy mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tháng 4-2019, HTX được Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 và hệ thống nước tưới nhỏ giọt. Cùng với đó công ty cũng hỗ trợ giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho HTX. Đây là giống dưa vàng ngọt, thơm, giòn có xuất xứ từ Đài Loan, Thái Lan đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên sau hơn 2 tháng, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Vụ dưa này, anh Dũng dự tính thu hoạch 6,5 tấn dưa, với giá bán tại ruộng 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ngoài trồng dưa, HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn còn trồng thêm 1 ha cây ngô ngọt và 5 sào sâm Việt Nam. Dự tính trong năm 2020, HTX sẽ tiếp tục đầu tư trồng thêm 2.000m2 dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới.
Hiện nay, ngoài mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của HTX nông nghiệp và xây dựng Minh Sơn, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đang được nhiều doanh nghiệp, HTX đầu tư nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu của Công ty TNHH MTV Lam Sơn (xã Lam Sơn); mô hình trồng vải không hạt và bơ Israel trên diện tích gần 30 ha ở Nông trường Sông Âm do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm đầu tư; trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao của Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Minh Tiến, quy mô 4,9 ha, công suất 936.000 con gà/năm; trang trại chăn nuôi gà của Công ty Phú Gia ở xã Lam Sơn rộng 8,2 ha, công suất gần 2 triệu con/năm... Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Ngọc Lặc đã và đang khẳng định được thương hiệu cũng như về giá trị kinh tế so với những loại cây trồng truyền thống trước đây.
Để dần xây dựng thương hiệu hàng nông sản theo hướng công nghệ cao, ngoài các cơ chế khuyến khích của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã và đang có chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp; hỗ trợ cho hoạt động khoa học - công nghệ, vốn cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đồng thời lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật sản xuất các loại nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng chương trình liên kết thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài cho nông sản địa phương.
Khắc Công- Báo Thanh Hóa